Quản Trị Tâm Lý Trong Đầu Tư – 5 Quy luật Tâm Lý

Như tiêu đề của bài viết “Quản trị tâm lý trong đầu tư ra sao?” luôn luôn là một vấn đề mà giới đầu tư quan tâm. Thực tế đối với những nhà đầu tư chuyên nghiệp, việc đưa ra một chiến lược đầu tư tốt không phải là chuyện quá khó khăn, thứ khó khăn ở đây lại đến từ việc họ quản trị tâm lý như thế nào, ứng xử ra sao với tâm lý của mình để có thể tuân thủ theo những gì đã lên kế hoạch.

Chúng ta ít khi làm theo đúng những gì đã đề ra

Thông thường hãy thành thực với nhau rằng, đến khi thực hiện chúng ta ít khi làm theo đúng những gì đã đề ra mà hay tuỳ biến cho phù hợp với hoàn cảnh. Tất nhiên tôi không nói rằng việc tuỳ biến và thích nghi là không tốt, tuy nhiên sự tuỳ biến này cũng cần phải được tính toán chứ không được phụ thuộc vào cảm tính.
Trong khuôn khổ chuỗi bài về “TÂM LÝ ĐẦU TƯ” này, tôi sẽ chia sẻ những phương pháp để quản trị tâm lý trong đầu tư, hy vọng một phần nào đó có thể hỗ trợ những nhà đầu tư nâng cao được hiệu quả đầu tư của mình.
 

Quản trị tâm lý trong đầu tư tài chính

Những tính chất của tâm lý khi giao dịch

Để có thể quản trị được tâm lý chúng ta cần tìm hiểu những tính chất của tâm lý. Những cảm xúc mà chúng ta sẽ phải đối mặt là gì ? Các nguyên tắc khi quản trị tâm lý và quy trình thế nào ? Như vậy bạn mới có thể từng bước quản trị tâm lý của bản thân mình.
Phần 1 này chúng ta hãy tìm hiểu về những quy luật và tính chất của tâm lý trong giao dịch nhé !
Khi bạn giao dịch, tâm lý của bạn sẽ giao động. Tuy nhiên sự biến chuyển của tâm lý này có tính quy luật chứ không hề biến chuyển một cách ngẫu nhiên. Điều đặc biệt là những quy luật này cũng chi phối một lúc chứ không tách rời riêng rẽ. Và việc hiểu các quy luật này là cơ sở để thực hành các bước sâu sắc hơn mà tôi sẽ đề cập ở phần 2 và phần 3. Ở đây tôi sẽ chỉ nói về 5 quy luật chính chi phối đến tâm lý của bạn. Đó là:

1. BẢN NĂNG

Bản năng của chúng ta giống nhau và giống hệt đám đông: Con người là một sinh vật phức tạp. Tuy nhiên, phần CON luôn đứng trước phần NGƯỜI. Những đặc điểm về bản năng từ khi sinh ra đã được quy định trên ADN. Những bản năng này là phản xạ vô điều kiện chi phối chúng ta một cách vô thức.
Lý trí thường thất thế khi đọ sức cùng với bản năng. Bản năng đã hình thành từ xa xưa giúp cho chúng ta sinh tồn được trong tự nhiên. Sự sợ hãi khi đối diện với các nguy cơ, sự hưng phấn khi đứng trước cơ hộ. Đó là một phần của bản năng này. Trên thị trường tài chính, bản năng của bạn sẽ bùng phát, nó lấn át hoàn toàn lý trí của bạn. Không quá khó hiểu khi một thiên tài như Newton cũng thất bại trên thị trường.

Chiến thắng bản năng của bạn lại một vấn đề khó

Tin tôi đi, bạn có thể chiến thắng người khác dễ dàng nếu bạn có võ. Nhưng chiến thắng bản năng của bạn lại là một vấn đề lớn hơn nhiều. Điều cần thiết là hãy TẠO RA MÔI TRƯỜNG cho bản năng của bạn không bùng phát chứ không phải cố gắng đàn áp nó.

2. Tâm lý có tính CỘNG HƯỞNG

Tâm lý, cảm xúc trong bạn có bản chất là các sóng não, các sóng năng lượng này có thể lây lan, cộng hưởng và tạo ra những cảm xúc ở cường độ cao hơn. Nếu như bạn có tâm lý tích cực, bạn sẽ trở nên hưng phấn tột độ khi đứng trong một đám đông cuồng nhiệt. Ngược lại, nếu như bạn đang buồn, bạn có thể đi tự tử nếu như đứng vào một đám đông đang bi quan.
Tính chất này được sử dụng rất nhiều trong bán hàng để kích thích cảm xúc của người mua hàng. Trong giao dịch, khi bạn đứng vào đám đông, bạn sẽ bị chi phối rất mạnh bởi quy luật này. Chính vì thế hãy càng tránh xa đám đông càng tốt. “Ồ, vậy tôi bế quan giao dịch ở nhà chắc là không sao nhỉ?” Không đâu!

Có một điều mà hầu hết mọi người sẽ bỏ qua

“GIÁ” chính là đám đông, khi bạn nhìn GIÁ, bạn đang ở trong đám đông rồi đó. Nên nếu bạn nhìn Giá nhiều, sớm muộn bạn sẽ vi phạm chiến lược của mình đấy.

3. Tâm lý có tính ĐẶC THÙ

Mỗi người là một chủ thể khác nhau, tính cách của chúng ta đều khác nhau, nên cảm xúc hay tâm lý cũng sẽ có tính đặc thù. Việc nghiên cứu bản thân mình, hiểu rõ nó là một trong những bước quan trọng nhất và đầu tiên để quản trị tâm lý của mình. Hãy tưởng tượng, tâm lý là nhân viên của bạn, để quản trị được anh ta bạn phải hiểu ưu điểm, nhược điểm, tính cách của anh ta. Một nhà quản trị dập khuôn chưa bao giờ được đánh giá là một người quản trị tốt.

4. Tâm lý có tính CHU KỲ

Hãy thành thực mà nói rằng, không phải lúc nào chúng ta cũng ở trong giai đoạn bình ổn về cảm xúc. Thực tế là tuy theo từng thời điểm sẽ biến động. Theo thiên văn học, các chu kỳ cảm xúc của chúng ta có tính lặp lại. Theo kinh nghiệm của tôi, thông thường nếu không có vấn đề gì về sức khoẻ, thì một tháng bạn sẽ có khoảng 5-10 ngày trong trạng thái bình ổn về cảm xúc, không quá vui, không quá buồn.
Bạn hãy theo dõi sự biến chuyển của tâm lý mình và cố gắng xác định khoảng thời gian này. Những phân tích và giao dịch cũng như quyết định, nên được thực hiện vào khoảng thời gian đó. Xét trên một tổng thể, thị trường đầu tư chuyển động theo các chu kỳ tâm lý của đám đông. Khi đám đông tiêu cực quá mức thì giá của cổ phiếu sẽ giảm thấp. Ngược lại, giá của một cổ phiếu sẽ tăng vượt quá giá trị khi đám đông tích cực.

5. Sự ỔN ĐỊNH về tâm lý tỉ lệ thuận với MỨC ĐỘ NĂNG LƯỢNG

Bạn khó có thể có một tâm lý tốt nếu như cơ thể không ở trạng thái khoẻ mạnh. Việc giao dịch vào lúc cơ thể và tâm lý chưa sẵn sàng sẽ đem lại những kết quả tệ. Xin nhấn mạnh lại một lần nữa: tôi nói rằng SỰ ỔN ĐỊNH chứ không nói là Vui hay buồn.
Trong đầu tư việc vui (hưng phần) trong một vài trường hợp thậm chí còn nguy hiểm hơn nhiều so với buồn (bi quan). Sự ổn định là một trạng thái bình hoà về tâm lý, không quá vui hay quá buồn mà sẽ cảm thấy an nhiên. Sự vui quá hay buồn quá trước những hoàn cảnh đa phần là biểu hiện một mức độ năng lượng yếu ớt.
Giống như chiếc lốp xe, nếu nó được đầy khí, nó sẽ ít bị biến dạng khi lực tác động. Nhưng nếu chiếc lốp bị non, nó sẽ dễ bị biến dạng trước những tác động bên ngoài. Dù vui hay buồn quá mức thì cũng đều là biến dạng. Điều này dẫn đến việc khó đảm bảo chiếc xe của bạn chuyển động an toàn.

“Nạp thêm năng lượng tốt”

Hãy tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày như tập yoga hặc tập thiền. Hãy bồi đắp các giá trị tinh thần như vẽ hay sáng tác nhạc. Hãy hỗ trợ giúp đỡ người khác tạo ra những giá trị tinh thần ở tầm cao. Những nhà đầu tư thành công luôn hết sức chú ý đến sức khoẻ và tinh thần của mình. Điều mấu chốt nhất là luôn bổ sung năng lượng đầy đủ cho cơ thể. Hãy giảm bớt hao phí không cần thiết. Hãy bồi đắp những giá trị tinh thần để bạn luôn là chiếc lốp căng. Như vậy bạn mới hy vọng trở thành một nhà đầu tư thành công lâu dài trên thị trường.

Trên đây là 5 quy luật về tâm lý. Hãy ghi nhớ nhé !

Việc hiểu 5 quy luật này không chỉ giúp ích cho quá trình quản trị tâm lý của bạn mà còn giúp ích cho bạn trong việc rèn luyện bản thân mình nữa đấy. Trong phần 2 tôi sẽ chia sẻ với các bạn về “Những cảm xúc chúng ta phải đối mặt trong đầu tư và bản chất hình thành nên những cảm xúc này”.

Có thể bạn quan tâm

Cách Đầu Tư An Toàn Trong Thời Kỳ Lạm Phát Và Suy Thoái

Trong bối cảnh kinh tế không ổn định với lạm phát và suy thoái kinh tế diễn ra ngày càng phức tạp, việc tìm ra...

Đạt Tự Do Tài Chính Nhanh Nhất Chỉ Với 9 Bước

Tự do tài chính không chỉ là sự giàu có mà là khả năng sống tự chủ, không bị gánh nặng tiền bạc chi phối....

Những Lưu Ý Nhà Đầu Tư Cần Biết Trước Khi Đầu Tư Thụ Động

Trong bối cảnh tài chính ngày càng phức tạp, đầu tư thụ động đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tư....

Tác Động Của Giá Vàng Lên Thị Trường Chứng Khoán: Một Góc Nhìn Đa Chiều

Vàng và chứng khoán từ lâu đã trở thành hai trong số những kênh đầu tư được ưa chuộng nhất. Mỗi nhà đầu tư sẽ...

Đăng ký tư vấn chương trình

Hãy để Da Vinci Academy giúp bạn hiểu rõ và đúng về cách quản lý dòng tiền và mang lại kiến thức đầu tư đúng đắn.