Sau khi tìm hiểu về đường xu hướng trong phân tích kỹ thuât ở bài viết trước thì sau đây, bạn hãy tiếp tục đồng hành với Da Vinci trong việc giải mã kênh xu hướng nhé.
Kênh xu hướng được tạo thành từ 01 đường xu thế và một đường thẳng song song với nó ( trong trường hợp thị trường tăng giá) hay từ một đáy ( thị trường xuống giá ) được xác định có giá trị nhất định theo thời gian. Đây cũng thể là một thước đo giúp nhà đầu tư phân tích kỹ thuật dự đoán và nhận định xu hướng thị trường có thể tiến xa đến mức nào tại điểm dịch chuyển cao nhất hoặc thấp nhất.
Hoặc để đơn giản hơn, bạn có thể tưởng tượng kênh xu hướng chính là 02 đường xu hướng song song cùng chiều và ở giữa 02 đường này chính là các cây nên lên xuống với các mức giá khác nhau.
Có 02 loại kênh xu hướng chính : kênh xu hướng tăng và kênh xu hướng giảm
+ Kênh xu hướng tăng: Hai đường chạy song song này sẽ tạo ra ranh giới giữa đường hỗ trợ và kháng cự và trong xu thế tăng, giá sẽ bật lên, bật xuống giữa 02 đường này. Dó đó, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các kiến thức đầu tư chuyên nghiệp theo xu hướng để xác định các tín hiệu mua/bán hợp lý.
Vậy còn kênh xu hướng giảm thì sao ??
Tương tự như kênh xu hướng tăng, xu hướng giảm được tạo ra bởi 02 đường song song đi xuống.
Ý nghĩa của kênh xu hướng
Có thể nói trong phân tích kỹ thuật, hiểu và sử dụng được vài trò của kênh xu hướng là một lợi thế lớn đối với nhà đầu tư. Nhờ kênh xu hướng, bạn hay các nhà đầu tư có thể biết được:
+ Dùng để xác nhận chắc chắn hơn điều gì đang xảy ra, tính chất của xu hướng diễn ra trên thị trường
+ Lựa chọn điểm ra-vào lệnh phù hợp
+ Dự đoán được các điểm đảo chiều của thị trường
Tổng kết lại, kênh xu hướng rất dễ hiểu và dễ áp dụng đúng không ? Bạn có thể tưởng tượng nó giống một chiếc bánh kẹp mà nhân ở giữa chính là các cây nến. Tuy nhiên,để có thể sử dụng đúng lúc hay hiệu quả công cụ này, bạn hãy mọi nhà đầu tư phải có kiến thức chuẩn. Mỗi người sẽ có một cách vẽ kênh khác nhau,quan trọng là ai sẽ là người đúng nhất.
<Còn tiếp>