Chúng ta thường cho rằng hầu hết các nhà phân tích tài chính ở phố Wall đều có công việc giống nhau. Tất cả họ đều dành rất nhiều thời gian nghiên cứu các cổ phiếu mà họ quan tâm, nhưng có một sự khác biệt rất lớn giữa các analyst ở bên sell-side và bên buy-side. Sự khác biệt này liên quan tới các báo cáo phân tích các bên cung cấp.
Sell-side analyst
“Sell-side” có nghĩa là “bên bán”. Sell-side analyst làm việc cho những tổ chức, định chế tài chính bán một sản phầm gì đó. Investment banking (ngân hàng đầu tư) – các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn phát hành, mua bán sáp nhập là một ví dụ điển hình.
Các analyst bên sell-side thường có một danh sách doanh nghiệp theo dõi, thường là trong cùng ngành và thực hiện các research cho các khách hàng của họ. Thông thường các analyst sẽ xây dựng các mô hình dự đoán kết quả kinh doanh hay các con số khác trên báo cáo tài chính, cũng như gặp gỡ các khách hàng, các nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, ngay cả nhân viên của công ty đó để nắm được thông tin về doanh nghiệp cũng như về ngành. Mục tiêu của các sell-side analyst là các báo cáo phân tích, bao gồm các dự phóng về tài chính, mức giá mục tiêu hay các khuyến nghị về perfomance của cổ phiếu. Nếu bạn đã đọc các báo cáo mà có khuyến nghị như “outperform”, “neutral”, “sell” hay là “mua”, “theo dõi”, “nắm giữ” thì đó chính là các báo cáo của các sell-side analyst.
Buy-side analyst
Các buy-side analyst thường làm việc trong các quỹ đầu tư: có thể là pension fund, mutual fund hoặc là hedge fund. Họ cũng thực hiện các research nhưng mục đích là báo cáo cho nhà quản lý quỹ. Các buy-side analyst phải xác định mức độ tiềm năng của một khoản đầu tư đi kèm với xem xét liệu nó có phù hợp với chiến lược hay triết lý đầu tư của quỹ hay không. Khác với sell-side, các báo cáo/khuyến nghị của các buy-side analyst chỉ phục vụ lợi ích của quỹ đầu tư nơi họ làm và không được công bố ra bên ngoài. Tìm kiếm các research chất lượng của bên sell-side là điều quen thuộc với bên buy-side, tất nhiên họ vẫn thực hiện các research độc lập.Các buy-side analyst được đánh giá dựa trên số lượng các khuyến nghị đem lại lợi nhuận cho quỹ đầu tư
Đâu là sự khác biệt
Buy-side analyst thường làm việc trong các quỹ đầu tư
Buy-side analyst thường được trả lương cao hơn so với sell-side analyst. Các analyst bên buy-side phải chịu rủi ro nhiều hơn cho các khuyến nghị đầu tư của họ, khi mà chất lượng của các khuyến nghị ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của họ. Các analyst làm việc cho các Investment banking (ngân hàng đầu tư) là những sell-side analyst có thu nhập khá nhất, tuy nhiên họ sẽ phải làm việc vô vùng vất vả để đạt được mức thu nhập đến 7 chữ số (tính bằng USD). Trong khi đó, rất nhiều analyst làm việc cho hedge fund có thể kiếm được vài triệu USD.. trước năm 30 tuổi. Và hẳn là cái gì cũng có cái giá phải trả, rất nhiều người sẵn sàng dành nhiều giờ đồng hồ nghiên cứu một doanh nghiệp nào đó để viết ra một báo cáo phân tích thay vì chấp nhận mạo hiểm vị trí của mình với kết quả của các báo cáo đó.
Bạn quan tâm: học đầu tư chứng khoán, học chơi chứng khoán, học chứng khoán cơ bản, khóa học chứng khoán