Rất nhiều người áp dụng không hiệu quả Phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán mặc dù đây là 1 bí kíp của rất nhiều nhà đầu tư xuất sắc.
Nhà đầu tư lừng danh William O’neil có một lời răn dạy rất hay, đó là: “ Đừng chống lại thị trường, nó lớn mạnh hơn bạn nhiều”
Đừng đổ lỗi cho thị trường
Bạn đầu tư thua lỗ khi bạn chưa xác định được xu hướng giá của cổ phiếu và xu hướng của thị trường mà thôi
Thực chất là bạn phải dùng Phân tích kĩ thuật để xác định xu hướng đó.
Vậy phân tích kĩ thuật như thế nào thì hiệu quả?
Sau đây là một số hướng dẫn của Davinci Academy:
Hãy chọn công cụ mà bạn am hiểu và giỏi về nó nhất. có thể là:
+ các công cụ chỉ báo như MA, MACD, RSI, Stochastic, BolligerBands….
+ các khuôn mẫu giá như mô hình đảo chiều, mô hình tiếp diễn
+ các đường Trendline
+ Sóng Elliott kết hợp Fibonasci
Lưu ý: Bạn không nên lạm dụng các công cụ, các công cụ tốt nhất đòi hỏi bạn phải vẽ bằng tay ( như các đường Trendline, sóng Ellliott, Fibonasci)
Đường Trendline, sóng Elliott và chỉ báo MACD trong phân tích kỹ thuật mã HSG
Lập bản đồ đầu tư gồm các bước sau:
Bước 1: Chọn cổ phiếu
Trên thị trường có 700 mã cổ phiếu, bạn nên chọn ra khoảng 10 mã để theo dõi và đầu tư khoảng 2-3 mã
Bạn có thể tham khảo bộ lọc cổ phiếu tại ĐÂY
Bước 2: Xác định xu hướng giá cổ phiếu
Một trong những bậc thầy của thế giới về Phân tích kĩ thuật John Murphy có lời khuyên rất đáng giá:
“Xác định xu hướng và đi theo nó. Xu hướng thị trường có thể là dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn.
Đầu tiên, hãy xác định khung thời gian mà bạn sẽ giao dịch và sử dụng biểu đồ thích hợp.Hãy chắc chắn rằng bạn đang giao dịch theo đúng hướng của xu hướng đó.
Mua vào lúc thị trường giảm khi xu hướng đang là tăng giá, và bán vào lúc thị trường tăng khi khi xu hướng đang là giảm giá.
Nếu bạn đang giao dịch theo trung hạn, thì nên sử dụng biểu đồ ngày và tuần. Nếu bạn là người giao dịch trong ngày, thì nên dùng biểu đồ ngày và trong ngày.
Nhưng cần lưu ý rằng trong mọi trường hợp, hãy xác định xu hướng bằng biểu đồ dài hạn hơn, rồi sau đó sử dụng biểu đồ ngắn hạn hơn để xác định thời điểm giao dịch (timing)”.
Bước 3: Điểm mua và điểm bán:
Tùy vào công cụ phân tích kĩ thuật bạn sử dụng để bạn có thể chọn cho mình những điểm mua và điểm bán tốt nhất.
Điểm mua và bán đó có thể chọn lựa theo tín hiệu phá mô hình, tín hiệu chỉ báo, bắt đầu vào nhịp sóng lên….
( Điểm mua xuất hiện khi VCB bứt khỏi mô hình tam giác đồng thời đường MA10 cắt MA20 từ dưới lên )
Bước 4: Cắt lỗ
Hãy lưu ý: bạn cắt lỗ khi bạn đoán sai xu hướng giá cổ phiếu !
Nhà đầu tư nổi tiếng William O’neil có khuyên: Nên bán cổ phiếu nếu thấy lỗ quá 7%.
Davinci khuyên bạn nên cắt lỗ từ 7% – 10%.
Nhưng sự thực, bạn đã dịch mức Cắt lỗ của mình bao giờ chưa???
“ Ôi, lỗ 7% rồi !. bán cổ phiếu thôi……
Nhưng, nhỡ đâu nó chỉ mới giảm thế thôi, mai lại tăng thì sao?….thôi, ta cứ giữ ! “
Vài ngày sau, cổ phiếu lỗ 10%…
“ Con này cơ bản tốt, kiểu gì cũng lên, giảm ngắn hạn thôi. Ta cứ giữ ! “
Vài tuần, vài tháng sau, cổ phiếu giảm thê thảm, giảm đến hơn 25%. Lúc đó, bạn càng không lỡ lòng nào mà bán !
(trường hợp mã cổ phiếu TCM khi không Cut lost đúng nguyên tắc)
Davinci đã chứng kiến nhiều trường hợp như vậy.
Chúng tôi khuyên bạn nên tuân thủ nguyên tắc Cut lost
Bạn đang gặp khó khăn khi không biết xác định xu hướng của các mã cổ phiếu hay bạn không có một hệ thống giao dịch tốt
Hãy tìm cho mình một hệ thống giao dịch hiệu quả nhé, nếu bạn không tìm được thì tham khảo hệ thống của Davinci