Theo đó, phương pháp này dựa theo 3 định đề sau đây.
Các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng bất kỳ các yếu tố cơ bản, chính trị, tâm lý cuối cùng sẽ phản ánh vào cung và cầu của cổ phiếu. Nếu lượng cầu lớn hơn lượng cung thì giá cổ phiếu sẽ giảm và ngược lại. Quy luật cung cầu là quy luật nền tảng trong kinh tế học. Dù bất kỳ nguyên do gì đi nữa, giá cổ phiếu chỉ tăng nếu như lượng cung lớn hơn lượng cầu. Phân tích kỹ thuật không đi tìm nguyên nhân chính xác dẫn đến giá cổ phiếu thay đổi.
Phân tích kỹ thuật trả lời câu hỏi của phân tích cơ bản một cách gián tiếp. Biểu đồ không nói giá tăng hay giá giảm, nhưng biểu đồ thể hiện cuộc chiến tâm lý giữa bên mua và bên bán trên thị trường. Các nhà phân tích kỹ thuật xuất sắc có thể dự đoán trước các điểm “gãy” lớn của thị trường như năm 2000 và năm 2008 mà không cần biết chính xác nguyên nhân tại sao.
Giả định này nói rằng thị trường luôn ở trong một xu hướng nhất định và sẽ giữ xu hướng này cho đến khi đảo chiều. Nhắc đến xu hướng tức là đang nhắc đến phân tích kỹ thuật. Do đó mục tiêu của phân tích xu hướng thị trường là sớm xác định những dấu hiệu hình thành và kết thúc xu hướng. Giao dịch theo xu hướng là trường phái mà 70% trader chuyên nghiệp áp dụng.
Các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật rất quan tâm đến tâm lý con người. Các mô hình trong phân tích kỹ thuật đã xuất hiện hàng trăm năm nay phản ảnh trạng thái tâm lý của nhà đầu tư tại một thời điểm nhất định, có thể là tích cực hay tiêu cực. Khi các mô hình đã được kiểm chứng trong quá khứ, người ta giả định rằng nó vẫn có hiệu quả trong tương lai. Thời đại thay đổi nhưng con người không thay đổi. Mọi người vẫn tự tin, bi quan, tích cực, hoảng loạn, lo sợ trên thị trường tài chính. Tương lai chính là hình bóng của quá khứ ở các hình thái khác nhau.
Bạn quan tâm: học đầu tư chứng khoán, học chơi chứng khoán, học chứng khoán cơ bản, khóa học chứng khoán