Vì hoàn cảnh công việc, sau đúng 5 năm rời xa thị trường chúng khoán Việt Nam tôi lại lò dò về thị trường sân nhà…sau nhiều được mất trong đời, giờ lại ngồi cùng các anh em chiến hữu trên thị trường xưa…sau một tuần suy nghĩ tôi quyết định viết một loạt bài ngắn để chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân về đầu tư chứng khoán, hay dân dã hơn là cách chơi chứng khoán như thế nào.
Tôi thực sự ngạc nhiên với những điều tưởng như mới lạ nhưng vô cùng quen thuộc…thị trường vẫn thế và con người vẫn thế. Trước tiên tôi quyết định đi la liếm ở vài sàn, thực tế hiện nay các nhà đầu tư không còn ngồi nhiều trên sàn nữa…tuy nhiên vẫn còn một số gương mặt thông thái bám sàn. Việc mà người ta hay bàn trong giới đầu tư đó là tin tức và họ coi các thông tin ngắn hạn này như kim chỉ nam để giao dịch.
1. Thông tin, con dao hai lưỡi trong đầu tư chứng khoán ở Việt Nam:
Khoan hãy nói đến độ chính xác của thông tin chúng ta giả định là các thông tin đều chính xác thì việc tiếp cận thông tin và phân tích thông tin đó là rất quan trọng. Cùng một thông tin đưa ra như nhau trong các hoàn cảnh khác nhau lại có ảnh hưởng khác nhau tới thị trường chứng khoán…nếu là tin tốt khi thị trường đang ở đáy thì nó cũng tích cực nhưng không nhiều, nếu thị trường đang lên ở giữa đoạn thì nó làm thị trường tăng mạnh…nhưng nếu thị trường đã tăng rất dài và tạo đỉnh ngắn hạn hay trung hạn thì có khi vừa ra tin tốt thị trường phản ánh ngược lại tức là đi xuống mạnh . Ngược lại tin xấu cũng tương tự như vậy…đôi khi có những tin vĩ mô rất xấu nhưng thị trường lại đi lên….vv…vv
Khi thông tin không song hành cùng với xu hướng lên xuống của mã cổ phiếu hay thị trường chứng khoán thì các nhà đầu tư của chúng ta kết luận rằng ….NÓ LẠI LỪA và không ai chịu chấp nhận là mình đã phạm sai lầm trong việc xử lý thông tin. Chân lý xưa như trái đất bị mọi người cố tình phủ nhận đó là “Thị trường luôn đúng”….và ai cũng xuýt xoa đổ lỗi cho việc mình đã thua một tay to hay nhóm đại gia nào đó được gọi là ….”NÓ..”. Có lúc mệt quá tôi hỏi một nhà đầu tư là bạn thân: “ông xem thế nào chứ mã này khối lượng ông giao dịch đã non nửa cả thị trường rồi. Ông sai chứ NÓ nào ở đây” ….thì bạn tôi phang thẳng…ngu thế …NÓ đánh cho toàn thị trường xuống ông ạ…..ôi zời…hết thuốc.
Kết luận ở đây là phân tích thông tin cần có phương pháp để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin đối với từng mã hay đối với toàn thị trường …không phải cứ có tin tốt thì mua tin xấu thì bán. Khi phân tích thông tin phải xét trong cái toàn thể để đánh giá, đánh giá phải có công cụ đo đếm cụ thể và phải có nền tảng số liệu nền để đưa ra dự đoán phù hợp với diễn biến trong quá khứ….vv…và…vv
Trong trường hợp thông tin được đưa ra bởi các công ty có bề dày kinh nghiệm về việc làm giá (thường họ chọn một vài công ty chứng khoán đứng đằng sau để tạo ra thế tiền hô hậu ủng) được gọi là các đội lái…đôi khi …và nói thật trong hầu hết các trường hợp các đội lái này chỉ là công cụ và bản thân họ cũng tiền mất tật mang, thân bại danh liệt vì quá tin vào các thông tin do chủ hàng đưa ra …chắc anh em còn nhớ khoảng 2012 có khoảng hơn chục broker phải trốn sang Úc Châu hay nhẹ nhất là sang Thái Lan …tỵ nạn vì chót làm giá nhưng đánh mất tiền của cả chủ hàng của cả nhà mình và của cả bản thân …đến mức nếu còn bén mảng ở Việt Nam kiểu gì cũng bị băm ra cho ốc bươu vàng nó sơi vì chót lỗ nhiều quá.
Như vậy kết luận thứ hai là phân tích thông tin không dễ như các nhà đầu tư vẫn tưởng tượng. Thường một đội phân tích cơ bản của công ty chứng khoán hay ngân hàng khoảng 5 đến 10 người với bằng tây, bằng ta đầy mình mà đôi khi vẫn sai như thường. Người ta đã thống kê ….tóm lại trong phân tích có một giới hạn khó vượt qua đấy là mức 80%. Tức là đội nào giỏi thì phân tích 10 lần 8 đúng 2 sai…ơn giời nếu vậy cũng là có cửa rồi. Các nhà đầu tư đừng tự tin phân tích chứng khoán và phán như thánh ….đôi khi thấy buồn cười và làm cho giới chuyên nghiệp càng hoang mang.
Bạn quan tâm: học đầu tư chứng khoán, học chơi chứng khoán, học chứng khoán cơ bản, khóa học chứng khoán