Mới đây, Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản gửi Bộ KH&ĐT để tổng hợp đề xuất Chính phủ thực hiện gói hỗ trợ lần hai cho người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Đối tượng được hưởng chính sách lần này sẽ rộng hơn lần một. Ước tính sơ bộ, khả năng thực hiện sẽ vào khoảng 70.000 – 90.000 tỷ đồng, trong thời gian từ tháng 9 đến cuối năm nay.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ; hợp tác xã, tổ hợp tác; hộ kinh doanh; người lao động tại khu vực nông thôn sẽ được Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ lãi vay 3,96%, trong vòng 12 tháng.
Cuối tháng 4, trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành, Chính phủ cũng đã ban hành quyết định hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Gói hỗ trợ này giá trị 62.000 tỷ đồng.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, tính đến ngày 10/8, có gần 16 triệu người được thụ hưởng chính sách trên, với tổng kinh phí trên 17,5 ngàn tỷ đồng. Kho bạc Nhà nước trung ương thực hiện giải ngân 11.982 tỷ đồng, để hỗ trợ cho trên 12 triệu người và 13.725 hộ kinh doanh.
Về dài hạn, các gói hỗ trợ góp phần tạo điều kiện để giúp nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, các gói cứu trợ hay các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ chỉ có tác dụng trong dài hạn. Trong ngắn hạn, việc thị trường chứng khoán tăng điểm sau khi ra tin chỉ là một phản ứng nhỏ trong tâm lý những người giao dịch chứng khoán.
Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, chính phủ hoặc ngân hàng trung ương sẽ sử dụng các công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó phổ biến nhất nhất là hạ lãi suất và bơm tiền. Tiền sẽ được bơm ra theo các đợt nối nhau để tạo đà cho nền kinh tế cho đến khi nền kinh tế có thể tự phát triển được mà không cần các chính sách vĩ mô nữa thì đó mới chính là thời điểm tốt nhất để NĐT đầu tư được chứng khoán.
Như vậy, ngoài việc hiểu biết tác dụng của các yếu tố kinh tế vĩ mô, vi mô ra thì thời điểm nào để đầu tư mới quyết định sự thành công hay thất bại của nhà đầu tư
Có thể bạn quan tâm: Kinh tế vĩ mô và các chính sách của kinh tế vĩ mô