Mỗi lý thuyết tồn tại trên thị trường đầu tư chứng khoán nói riêng, tài chính nói chung dường như chỉ đúng trong khoảng thời gian cụ thể và trở nên không chính xác ở giai đoạn sau.
Mặc dù mang tính tham khảo và có giá trị tương đối cụ thể nhưng biết về các trường phái đầu tư chứng khoán gây tranh cãi dưới đây cũng sẽ giup bạn ít nhiều có thêm kiến thức, nhìn nhận tổng quan hơn về bức tranh đầu tư
1. Lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis thuyết thị trường hiệu quả (EMH).
Nhà đầu tư chứng khoán có thể tin tưởng 100% vào lí thuyết thị trường hiệu quả (EMH) và tuân thủ các chiến lược đầu tư thị trường thụ động; hoặc ghét nó và tập trung vào việc lựa chọn cổ phiếu dựa trên tiềm năng tăng trưởng và tài sản bị định giá thấp.
EMH chỉ ra rằng giá cả thị trường của cổ phiếu là phản ánh mọi thông tin về cổ phiếu đó. Điều này có nghĩa là cổ phiếu được định giá chính xác cho đến khi một sự kiện xảy ra trong tương lai thay đổi định giá đó. Bởi vì tương lai là một điều không chắc chắn, một người tuân thủ EMH nên sở hữu một lượng lớn cổ phiếu và thu lợi nhuận từ sự tăng trưởng chung của thị trường.
Những người phản đối EMH đã lấy Warren Buffett và một số nhà đầu tư thành công khác làm ví dụ điển hình – những người đã liên tục đánh bại thị trường bằng cách tìm ra mức giá hời trong thị trường chung.
2. Nguyên tắc 50% (Fifty – Percent Principle)
Nguyên tắc 50% dự đoán rằng một xu hướng đã được đưa vào quan sát, xem xét sẽ trải qua sự điều chỉnh từ một nửa đến hai phần ba trong giá trước khi tiếp tục tăng lên. Điều này có nghĩa là nếu một cổ phiếu đang có xu hướng tăng và tăng 20%, nó sẽ giảm khoảng 10% trước khi tiếp tục tăng. Đây là một ví dụ cực đoan, vì hầu hết các quy tắc này được áp dụng cho các xu hướng ngắn hạn mà các nhà phân tích kỹ thuật và đầu cơ áp dụng để mua và bán.
Sự điều chỉnh này được cho là một phần tất yếu của xu hướng, vì nó thường được gây ra bởi các nhà đầu tư nóng vội mong muốn thu về lợi nhuận sớm để tránh bị cuốn vào một sự đảo chiều thực sự của xu hướng sau này. Nếu sự điều chỉnh vượt quá 50% thay đổi về giá, đó được coi là dấu hiệu cho thấy xu hướng đã thất bại và sự đảo chiều sẽ nhanh chóng xuất hiện.
3. Lý thuyết kẻ ngốc hơn (Greater Fool Theory)
Thuyết kẻ ngốc hơn cho biết nhà đầu tư chứng khoán có thể thu lợi từ đầu tư chừng nào vẫn còn có một kẻ ngốc hơn bạn sẵn sàng trả mức giá cao hơn cho khoản đầu tư. Điều này đồng nghĩa với việc họ vẫn có thể kiếm tiền từ một cổ phiếu có giá quá cao, miễn là người khác sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua nó từ bạn.
Cuối cùng, những kẻ ngu ngốc dần biến mất khi thị trường trở nên quá nóng. Đầu tư theo thuyết kẻ ngốc hơn tức là là bỏ qua việc định giá, báo cáo thu nhập và tất cả các dữ liệu khác. Bỏ qua dữ liệu cũng nguy hiểm tương đương với việc chú ý quá nhiều vào nó, và vì vậy những người bị gán là “kẻ ngốc hơn” thường bị bỏ lại sau khi thị trường hoàn tất điều chỉnh.
4. Lý thuyết lô lẻ (Odd Lot Theory)
Lý thuyết lô lẻ sử dụng việc bán các lô lẻ – khối lượng cổ phiếu nhỏ do các nhà đầu tư cá nhân nắm giữ – như một chỉ báo về thời điểm mua vào của cổ phiếu. Các nhà đầu tư theo lý thuyết lô lẻ mua vào khi các nhà đầu tư nhỏ bán ra hết. Giả định chính ở đây là những nhà đầu tư nhỏ thường ra quyết định sai.
Lý thuyết lô lẻ là một chiến lược đối lập dựa trên một hình thức phân tích kỹ thuật rất đơn giản – đo lường khối lượng lô lẻ bán ra. Sự thành công của các nhà đầu tư hoặc đầu cơ theo lý thuyết này phụ thuộc rất nhiều vào việc anh ta có đánh giá các chỉ số căn bản của công ty mà lý thuyết hướng tới hay chỉ đơn giản là mua vào một cách mù quáng.
Các nhà đầu tư nhỏ có lúc đúng, có lúc sai; và do đó, điều quan trọng nhất là phải phân biệt giữa khối lượng lô lẻ xuất hiện với mức độ chấp nhận rủi ro thấp với khối lượng lô lẻ bán ra kèm theo rủi ro cao. Các nhà đầu tư cá nhân thường linh động hơn các quỹ lớn, và do đó có thể phản ứng kịp thời hơn trước những tin tức nghiêm trọng, và do đó, khối lượng lô lẻ thực sự có thể là một chỉ báo cho việc bán tháo quy mô lớn của một cổ phiếu thất bại hơn là một sai lầm của các nhà đầu tư nhỏ.
Theo: CafeF
Tổng kết: Các lí thuyết đầu tư chứng khoán được trình bày kể trên- không một lí thuyết nào có thể bao trùm và giải thích được toàn bộ thế giới tài chính. Mọi thứ đều có thể thay đổi. Và sự thay đổi cũng có thể là hằng số duy nhất mà bạn có thể tin tưởng trong công việc đầu tư chứng khoán.
Có thể bạn quan tâm đến: đầu tư chứng khoán dành cho người mới, đầu tư chứng khoán theo xu hướng